Quy trình thi công nhà xưởng công nghiệp đúng chuẩn

thi công nhà xưởng

Quy trình về thi công nhà xưởng công nghiệp như thế nào là điều mà rất nhiều người đang quan tâm. Hôm nay, CDC Việt Nam Group sẽ giới thiệu cho bạn về những quy trình lắp dựng của nhà xưởng công nghiệp đúng chuẩn ngay trong bài viết dưới đây. Hãy theo dõi để bạn có thêm những thông tin hữu ích về xây dựng thiết kế thi công nhà xưởng nhé. Ngoài ra, đừng quên đến với CDC Việt Nam để được sử dụng dịch vụ thiết kế thi công lắp đặt nhà xưởng tiền chế trọn gói theo yêu cầu mong muốn. Cam kết chất lượng và có giá thành cực tốt.

Khách hàng cần tư vấn, thiết kế thi công cải tạo nhà xưởng chuyên nghiệp xin vui lòng liên hệ:

Hotline, Zalo: 0913.838.396

Địa chỉ: Tầng 8 – AN HUY Building – Số 184 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân Trung – Hà Nội.

Tìm hiểu về quy trình thi công nhà xưởng công nghiệp

Thiết kế nội thất văn phòng nhà xưởng hiện đại

Nhà xưởng công nghiệp được hiểu là loại công trình được xây dựng với không gian làm việc, diện tích và sức chứa lớn. Để phục vụ cho mục đích sản xuất cũng như kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Đây chính là nơi chứa các trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất. Đồng thời thì cũng là nơi vận chuyển, bảo quản những loại hàng hóa sử dụng cho những ngành công nghiệp khác.

Tùy vào các hình thức kinh doanh, quy mô hoạt động của từng đơn vị sẽ lựa chọn thi công cải tạo nhà xưởng có thiết kế phù hợp. Dựa theo bản vẽ thiết kế sẽ có quy trình thi công nhà xưởng, nhà máy công nghiệp khác nhau. Việc thiết kế thi công lắp đặt cần được thực hiện bởi một đơn vị công ty chuyên nghiệp để đảm bảo được chất lượng cho dự án công trình.

Quy trình thiết kế thi công nhà xưởng, nhà máy công nghiệp chi tiết

CDC Việt Nam Group nhận thiết kế thi công cải tạo nhà xưởng công nghiệp đúng chuẩn theo yêu cầu mong muốn khách hàng. Quy trình thi công sẽ được thực hiện bài bản theo đúng chuẩn các bước sau đây:

Bước 1: Thiết kế nhà xưởng, nhà máy:

Kiến tạo không gian làm việc năng động

Dựa vào yêu cầu, ý tưởng của khách hàng, qua khảo sát thực tế địa chất ở công trình. Các kỹ sư sẽ ngồi lại bàn bạc tính toán, đội ngũ thiết kế lên ý tưởng cho bản vẽ nhà xưởng. Khi lên các phương án thiết kế thi công nhà xưởng nhà máy công nghiệp cần đáp ứng theo các yêu cầu, quy định chung về môi trường và phòng cháy chữa cháy tại những khu nhà xưởng, khu công nghiệp.

Bước 2: Chuẩn bị các loại nguyên vật liệu thi công:

Sau khi có bản thiết kế thì sẽ chuẩn bị các nguyên vật liệu xây dựng nhà xưởng theo yêu cầu để thi công dự án công trình. Với nhà xưởng nhà máy công nghiệp thép tiền chế. Các cấu kiện thép sẽ được gia công dựa theo bản vẽ thiết kế ngay tại nhà máy. Sau khi chuẩn bị xong các nguyên vật liệu sẽ tiến hành quá trình vận chuyển về địa điểm sẽ xây dựng.

 

Bước 3: Thi công nền móng nhà xưởng, nhà máy:

Chất lượng của nền nhà xưởng nhà máy rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền vững và tuổi thọ của dự án công trình. Do đó, quá trình thi công cải tạo cần đáp ứng đủ các bước sau đây:

  • Việc đầu tiên đó chính là san lấp đất nền, sẽ tùy thuộc vào tình trạng của đất nền. Việc san lấp nền sao cho phù hợp đúng chuẩn với bản vẽ kỹ thuật.
  • Công tác này rất quan trọng nhất là định vị trục tim vì các vị trí để đặt móng cột sẽ dựa theo cột này để thi công.
  • Tiến hành quá trình đào móng hàng rào, các nhà xưởng nhà máy thường có hàng rào rất dài. Vì vậy, phần móng của hàng rào cần được tính toán và thi công cải tạo thật kiên cố.

Thiết kế thi công nhà máy nhà xưởng diện tích lớn

  • Thi công cải tạo phần móng theo trục tim đã định trước đó. Loại móng này có thể được làm là móng đơn hoặc móng cọc. Sau đó chôn các loại bu lông trong móng để tạo liên kết với các cột thép trong nhà xưởng, nhà máy.
  • Nền đất sau khi được san lấp thì sẽ tiến hành để lu lèn cho đúng độ chặt. Rồi tiếp đến là mặt nền đá, chiều dày của lớp đá này sẽ có quy định thống nhất ở bản thiết kế.
  • Sau hoàn thành các bước trên thì tiến hàng dựng phần cốt thép và được đổ bê tông cho nền.

Bước 4: Lắp dựng phần khung thép cho công trình:

Với nhà xưởng nhà máy công nghiệp thép tiền chế. Khung thép là bộ khung để định hình cho sự vững chắc của một nhà xưởng. Các khung thép này sẽ được kiểm tra về chất lượng chặt chẽ trước khi thiết kế thi công.

Thi công cải tạo nội thất văn phòng nhà xưởng

Quy trình thi công cải tạo nhà xưởng công nghiệp ở khâu lắp khung thép. Sẽ diễn ra với các bước cơ bản như sau: thi công lắp dựng khung thép trước sau đó lắp xà gồ và cáp giằng sau. Có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như: máy đo kinh vĩ, máy chiếu laser,…để tăng độ chính xác nhất trong thi công.

Bước 5: Thi công mái của nhà xưởng:

Vật liệu để làm mái che nhà xưởng nhà máy sẽ được thi công theo yêu cầu, mong muốn của quý khách hàng. Một số loại mái được sử dụng phổ biến hiện nay ví dụ như: tôn mái, tấm panel,… Để lắp được tôn mái sẽ cần:

  • Đặt loại tôn sử dụng vào ống trượt và được cố định lại bằng các móc sắt để đưa lên cáp. Vận chuyển tôn mái đến vị trí cần lợp, và đặt tôn lên trên xà gồ của mái.
  • Xác định lại chính xác vị trí đặt tôn đầu tiên và tiến hành đặt thêm các tấm tôn tiếp theo lợp mái còn lại. Khi lắp tôn thì cần chú ý khoảng cách giữa các tấm tôn phải đều nhau. Thực hiện lắp lần lượt cho toàn bộ phần mái của dự án công trình. Sau quá trình lắp xong kiểm tra lại để đảm bảo việc lắp mái tôn chuẩn xác.

Bước 6: Thi công tường và vách của nhà máy:

 

Thiết kế thi công cải tạo nhà xưởng

Vách và tường của nhà máy có thể làm bằng các vật liệu ví dụ như: tấm panel tường, tấm cemboard,… Chất lượng vách được sử dụng thi công nhà xưởng là loại tốt. Để đảm bảo tránh được các tác động từ bên ngoài và đúng với yêu cầu của khách hàng. Thông thường thì sẽ ưu tiên sử dụng những loại vách. Mà có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy.

Bước 7: Thi công hạ tầng:

Hạ tầng của nhà xưởng nhà máy có ảnh hưởng tới vận hành về sau của nhà xưởng. Nên phải được thi công nhà xưởng một cách đầy đủ. Các hạng mục hạ tầng cơ sở cần thi công cải tạo. Như: lối đi, nhà ăn, nhà kho, sân bãi,…

Bước 8: Thi công các hệ thống kỹ thuật của nhà máy :

 

Hệ thống kỹ thuật ví dụ như hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống về thông tin liên lạc. Hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống kỹ thuật để phục vụ sản xuất,…

Bước 9: Thi công cảnh quan của nhà máy:

Một nhà xưởng nhà máy công nghiệp chất lượng. Sẽ cần tạo thêm về cảnh quan xung quanh để nâng cao được tính thẩm mỹ. Theo đó, tiến hành thực hiện các công việc như là trồng cỏ, trồng cây, hoa. Khu tiểu cảnh phong thủy,… theo bản vẽ thiết kế nhà xưởng

Thiết kế nhà xưởng gỗ tại Hà Nội

Bước 10: Hoàn thiện công trình:

Hoàn thành tất cả những công việc còn lại, nghiệm thu. Và tiến hành quá trình vệ sinh nhà xưởng nhà máy trước khi bàn giao lại cho chủ đầu tư.

> Tham khảo :

Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng nhà máy hiện đại 2024

7 bước trong cải tạo văn phòng nhà xưởng đúng chuẩn

Thiết kế nhà xưởng khu công nghiệp tại Hà Nội mang xu hướng hiện đại nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888 55 89 89
0888558989